• tramduhoc@gmail.com
  • 226/11 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Nắm trong tay những bí kịp dạy con hoàn thiện của “mẹ Nhật" được cả thế giới thán phục!!!

Nhật Bản hiện này được xem là một trong những nước Châu Á có nền kinh tế vững phát triển có thể sánh ngang với các cường quốc trên thế giới hiện này như Mỹ, Canada, Anh Quốc,… Bên cạnh nét hiện đại và tiên tiến thuộc hàng bậc nhất ấy, cả thế giới vẫn nghiêng mình ngưỡng mộ trước một đất nước có thể nghèo nàn về tài nguyên và thường xuyên đối mặt với thiên tai nhưng với sự đoàn kết và trí tuệ, Nhật Bản đã và đang vẫn vươn mình chạm đến những thành tựu của đỉnh cao. Và đặc biệt con người Nhật Bản chưa bao giờ quên bổn phận, trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước. Đây, một phần được tạo nên từ nền giáo dục đặc biệt của xứ sở Mặt Trời Mọc. Nếu có ba điều để nói về nền giáo dục Nhật Bản thì không thể không liệt kê đến “Nhân Cách”, “Trách Nhiệm” và “Tính Dân Tộc”- ba đặc trưng nổi bật nhất

1. Một Nền Giáo Dục Đặt Nặng Phát Triển Nhân Cách Trẻ:

Khi đặt chân đến bất cứ đâu trong đất nước Nhật Bản, bạn rất dễ bắt gặp hình ảnh những em bé chỉ chừng học sinh cấp một, đeo cặp, đi bộ theo từng tốp bằng qua các con phố để đi học. Khác xa với hình ảnh những đứa trẻ ở nhiều nơi, vì còn quá nhỏ nên phụ huynh sẽ đưa đón các bé đi học. Trẻ em Nhật Bản được học cách sống tự lập khi còn rất nhỏ, chúng tự đi học hằng ngày mà không cần một người lớn nào đi theo giám hộ.

Những đứa trẻ Nhật Bản trong vài năm đầu đời, chúng không phải đối mặt với bất cứ kỳ thi kiến thức nào để lên lớp. Vì họ quan niệm rằng “Tiên học lễ - Hậu học văn”.

Trong thời điểm mà những em bé Nhật cắp sách đến trường, là lúc chúng bắt đầu có những ý thức và nhận thức về mọi thứ xung quanh. Đây cũng là lúc tốt nhất để định hình nhân cách một đứa trẻ. Vì thế nhà trường không đặt nặng về vấn đề kiến thức học vấn, mà chú trọng đến việc giáo dục lễ nghĩa, phép tắc, học cách để trở thành một con người có ích cho xã hội.

2. Và Tinh Thần Trách Nhiệm:

Hiếm có đất nước nào lại có trình độ dân trí đạt đến mức 99,99%. Đây là số liệu cho thấy sự đảm bảo gần như 100% người dân Nhật Bản đều biết chữ. Ngoại việc chỉ học chữ nghĩa, giáo dục nước Nhật lại đào tạo ra các thế hệ trẻ có một ý thức rất cao về trách nhiệm của một công dân Nhật.

Hầu hết các trường học ở Nhật Bản không có nhân viên lao công. Những công việc vệ sinh trong trường, lớp hay thậm chí là nhà vệ sinh đều được phân công cho học sinh trong trường đảm nhiệm. Cách làm này, tạo cho học sinh Nhật Bản một nhận thức về việc bảo vệ môi trường và tôn trọng sức lao

3. Đặc Biệt Đề Cao Tính Dân Tộc:

Tinh thần dân dộc của người dân Nhật được cả thế giới biết đến như một sự gắn kết bền vững của từng cá thể khác nhau, tạo thành một đất nước Nhật Bản hùng mạnh

Tuy là một trong những đất nước hiện đại bậc nhất trong khối ASEAN, nhưng những văn hóa cổ đại như rèn chữ bằng bút lông , sử dụng giấy gạo, thơ, ca… vẫn không bị mai một qua nhiều thế hệ. Cũng bởi, học sinh, sinh viên Nhật đều được học cách phải giữ gìn và bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc. Đây là một hình thức giáo dục giúp nhiều thế hệ trẻ bảo tồn nét văn hóa cổ đại của người dân nơi đây. động của người khác.

Quan niệm của người khá trái ngược với các nhiều nước trên thế giới. Trong khi nhiều cường quốc khác đề cao về giá trị của bản thân, những kết quả mà bản thân đạt được là do nỗ lực, phấn đấu của chính bản thân họ; đối với người Nhật, những thành tựu mà họ đạt được đều nhờ xã hội, cộng đồng, họ thành đạt trong cuộc sống nhờ vào xã hội đã giáo dục họ nên người và trao cho họ cơ hội để thành công. Vì thế họ luôn nỗ lực, và cống hiến hết mình vì xã hội, xã hội có phát triển, thì mới tạo ra cơ hội cho những con người lao động trí óc đạt đến thành công. Điều này cũng giải thích vì sao người Nhật lại vô cùng đoàn kết, vì họ biết rằng sự đoàn kết và tinh thần dân tộc cao, mới giúp cho đất nước phát triển.

Trên cơ sở định hình bởi nền giáo dục nhưng chìa khóa của những người mẹ Nhật Bản trong cách nuôi dạy con cái có gì đặc biệt?

1. Tính kỷ luật

Chắc hẳn quý bạn đã biết, Người Nhật nổi tiếng với tính kỷ luật cao và điều này được giáo dục ngay ở những đứa bé. Cha mẹ Nhật Bản rất hiếm khi áp dụng các hình phạt, cũng như mắng mỏ khi dạy con. Thay vào đó, chính bản thân họ luôn cố gắng làm gương để những đứa con của mình tự động "bắt chước" những hành vi của bố mẹ. Chính vì vậy, muốn dạy con theo kiểu Nhật Bản thì bản thân cha mẹ phải là người tuân thủ kỷ luật. Nếu muốn trẻ luôn tôn trọng kỷ luật và tuân thủ những nội quy cần thiết, chính bố mẹ phải là những người đầu tiên làm điều này để noi gương cho trẻ.

2. Tạo ra hoàn cảnh gian khổ để học cách chia sẻ

Có câu chuyện về người phụ nữ tên Hideko thường chỉ mua cho hai đứa nhỏ một cây kem. Đối với một cây kem này, việc ai cầm, ai ăn trước, ai cắn được miếng lớn hơn là điều khiến hai đứa trẻ thường xuyên tranh cãi.Hideko thường không lên tiếng, chỉ im lặng nhìn xem bọn trẻ xử lý, chỉ khi một trong hai đứa trẻ có biểu hiện quá khích mới can thiệp.Lúc ăn cơm tại nhà hàng, cô cũng chỉ gọi một phần thức ăn, đồ chơi cũng chỉ có một.Có thể nhiều người nhìn không quen, cảm thấy Hideko rất keo kiệt, cần gì phải để bọn nhỏ tranh giành như vậy, cùng để bọn nhỏ vui vẻ không tốt hơn sao!Hideko đương nhiên mua được hai phần, thậm chí là hai phần thức ăn giống hệt nhau. Thế giới này chỉ có vật chất là càng ngày càng đầy đủ, nhưng vấn đề là, tất cả mọi thứ trên thế giới này đều chuẩn bị sẵn hai phần cho chúng ta sao? Khi mọi người khao khát một thứ gì đó mà chỉ có một cái, họ sẽ xử lý ra sao? Nằm ăn vạ trên mặt đất, lăn qua lăn lại là có thể giải quyết vấn đề? Dù trong xã hội hay tại nhà trẻ, trường học, bọn nhỏ đều được tôn trọng, được cho phần ngang hàng, cơ hội chia sẻ càng ngày càng ít, cho nên, Hideko phải tận lực sáng tạo ra, tạo ra hoàn cảnh gian khổ để trẻ nhỏ học cách chia sẻ, nhường nhịn và tìm ra phương pháp tự mình giải quyết vấn đề.

3. Luôn nghĩ cho người khác

Tất cả phụ huynh ở Nhật đều phải dạy dỗ con mình ngay từ lúc trẻ bắt đầu có ý thức không nên làm phiền người khác, luôn giữ thái độ ôn hòa, hành động phù hợp. Điều này thể hiện đặc biệt ở chỗ công cộng, không được làm ồn ào ảnh hưởng đến mọi người.

4. Cho phép tranh giành, để con tự tìm năng lực

Ngoại trừ tranh giành đồ ăn, tranh giành đồ chơi, trẻ nhỏ còn tranh chấp đủ loại đồ vật, thậm chí kể cả ngủ với mẹ. Ngày nay ai ngủ bên phải mẹ, ai ngủ bên trái, trái hay phải không phải đều giống nhau hay sao? Thế mà chúng cũng tranh giành. Có khi thỏa thuận không thành liền động thủ, có khi đánh nhau đến nỗi hai đứa đều khóc lớn mà cũng không dừng tay. Mẹ Nhật thường không ngăn cản, cũng không giảng giải chị nhất định phải nhường em. Trong nhà có thể thông qua sự can thiệp của cha mẹ để tạo ra hoàn cảnh công bằng, nhưng ở trường học và xã hội không có công bằng tuyệt đối. Từ lúc nhỏ đã để cho trẻ tự tìm tòi ra năng lực của mình, nhận ra mình thật nhỏ bé trong xã hội, phải tuân theo quy tắc của xã hội, thậm chí phải thừa nhận một số quy tắc ngầm. Nếu không phục, chúng sẽ phải tự mình cố gắng vượt lên khỏi vị trí hiện tại.

5. Kể những câu chuyện cổ tích và so sánh với thực tế

Những câu chuyện cổ tích có rất nhiều ở Nhật, vào những lễ hội như Tengu Matsurii, tưởng nhớ một con yêu tinh hay lễ hội ném đậu xua đuổi mua quỷ Setsubun. Từ những câu chuyện về các nhân vật ấy, bố mẹ sẽ kể cho trẻ những liên tưởng về người xấu trong xã hội bây giờ, một cuộc sống khắc nghiệt đang chờ đón trẻ khi lớn lên.

6. Có thể không ăn cơm, nhưng sự tập trung không thể bị quấy nhiễu

Bồi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ nhỏ là chuyện vô cùng quan trọng. Nhà cửa cần phải dọn dẹp sạch sẽ chỉnh tề, chỉ có sách là có thể bừa bộn. Bọn nhỏ thường để sách ở nơi thuận tay, có đôi khi thậm chí còn bừa bộn nữa, giống như ai đó vừa bỏ sách mà chạy đi toilet gấp vậy. Trẻ nhỏ khi gặp vật gì có hứng thú sẽ tự mình cầm xem. Đúng lúc này nếu vừa đến thời gian ăn cơm, mẹ Nhật sẽ tuyệt đối không hô “Ăn cơm đi” mà cắt đứt sự tập trung của bọn nhỏ với thế giới sách vở. Đói một chút thân thể không xảy ra vấn đề gì, nhưng nếu thường xuyên bị cắt đứt như vậy, quãng thời gian quý giá giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung sẽ vĩnh viễn không còn nữa. Khi con cái đang tập trung tinh thần đọc sách, không nên vì yêu thương mà phá vỡ không gian tập trung của trẻ.

7. Khuyến khích trẻ bộc lộ năng lực bản thân

Trẻ được tự do lựa chọn các môn học mình thích và làm theo. Trẻ em thường được cha mẹ hỏi về buổi học ở trường, và tự do bày tỏ suy nghĩ của riêng mình. Trẻ em ở đất nước này luôn có những giờ học ngoại khóa rất bổ ích như tham gia làm bánh, tới những ngày hội thể thao, biểu diễn ở những sự kiện cộng đồng, tham gia những lễ hội được tổ chức qua đêm, tới các buổi giao lưu, những đền chùa, các buổi triển lãm…Thậm trí, trẻ được cha mẹ cho tham gia buổi cắm trại qua đêm ở trường do nhà trường tổ chức. Khiến các em được rèn luyện sự tự tin, lòng dũng cảm ngay từ lúc còn nhỏ. Trong những giờ học ngoại khóa như vậy, trẻ tỏ ra rất hứng thú và điều đó đã để lại trong các em những ấn tượng vô cùng sâu sắc.

8. Chia sẻ việc bếp núc!

Đừng tưởng rằng, trẻ nhỏ ngay cả bản thân còn chưa thể gánh vác, thì không có khả năng giúp đỡ người khác. Trẻ con từ rất nhỏ đã có tâm muốn học cách giúp đỡ người khác, người lớn nhất định phải coi trọng chuyện này, không thể chỉ nghĩ: "Chỉ tổ gây cản trở chứ chẳng giúp được gì". Đối với người lớn thì chuyện này không có ý nghĩa gì, nhưng với trẻ, tự mình lấy hết toàn lực giúp người xung quanh là một việc vô cùng thành công giúp tăng cường sự tự tin của chúng, càng quan trọng hơn là xúc tiến sự phát triển về thân tâm của con cái, dẫn dắt chúng sau này có thể thuận lợi tiến vào xã hội 

9. Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi

Có thể nhiều người cảm thấy Nhật Bản lễ tiết rườm rà, nhưng thực tế thì những người từng được đối đãi qua như vậy đều không có ai tỏ vẻ phản cảm. Những đứa trẻ coi thường lao động, coi thường quan tâm đến người khác, thì nhất định sẽ không có tiền đồ tương lai tốt đẹp. Trẻ không biết xin lỗi cha mẹ cũng sẽ đem tất cả sai lầm đổ lỗi cho người khác, có thể nhìn được những đứa trẻ như vậy tương lai vào xã hội sẽ gặp phải bao nhiêu vách tường cản trở chứ! Chỉ cảm ơn và xin lỗi trong lòng là không đủ, nhất định phải cổ vũ bọn trẻ dùng ngôn ngữ, chữ viết và hành động mà biểu đạt ra.

11. Cổ vũ con mạo hiểm và thử nghiệm

Thông thường, những đứa trẻ thích mạo hiểm thì chỉ số thông minh đều tương đối cao, dù cho bị cấm cũng sẽ giấu cha mẹ làm những việc chúng muốn làm, thử nghiệm và khiêu chiến có thể mang đến sự phát triển càng lớn hơn. Quá nghiêm khắc chỉ trích sẽ bóp chết thiên tính và tiềm năng của trẻ. Tuy biết là có nguy hiểm nhất định, nhưng trẻ nhỏ muốn làm gì, chỉ cần trong phạm vi hợp lý, nên cổ vũ chúng thử nghiệm. Tuy có thể sẽ có một chút mạo hiểm, nhưng cha mẹ cũng phải học cách chịu đựng áp lực, bình tâm đối mặt với sự mạo hiểm từ trẻ. Bọn nhỏ bị thương không đáng sợ, sợ chính là chúng không học được làm sao đối mặt với tổn thương, khó khăn và thử thách.

Nuôi dạy con cái luôn là đề tài được các bậc phụ huynh quan tâm hơn cả. Suy cho cùng với các cách thức khác nhau cha mẹ luôn muốn hướng tới việc giúp con cái hình thành được những thói quen tốt trong cuộc sống, cố gắng hoàn thiện bản thân và để con có thể xây dựng cuộc sống tự lập.

 

🅿️ AKI GROUP: CÁC CHI NHÁNH CHÍNH TRÊN CẢ NƯỚC:

1️⃣ Aki Hà Nội: số 77 Dương Khuê, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
2️⃣ Aki Hồ Chí Minh: 226/11 Nguyễn Thái Sơn, Gò Vấp, HCM.
3️⃣ Aki Đắk Lắk: 359 Võ Văn Kiệt, Phường Khánh Xuân, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
4️⃣ Aki Tây Ninh: 176 Nguyễn Trãi, Phường 4, Thành phố Tây Ninh.

☎️ 𝐇𝐎𝐓𝐋𝐈𝐍𝐄: 0969.887.552 hoặc 0966.553.993

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN

Gọi ngay
Nhắn tin qua Facebook
Nhắn tin qua Zalo
Xem địa chỉ doanh nghiệp